Khấu trừ thuế doanh nghiệp là gì? Điểm tên các chi phí được và không được khấu trừ khi tính thuế TNDN

20.09.2024 16 hongthuy95

Thay vì áp dụng cách tính thuế trực tiếp, nhiều đơn vị chọn phương pháp khấu trừ thuế. Vậy khấu trừ thuế là gì? Khấu trừ thuế DN là gì? Ý nghĩa của khấu trừ thuế DN là gì? Các chi phí nào được khấu trừ khi tính thuế TNDN? Các chi phí nào không được khấu trừ khi tính thuế TNDN?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

khấu trừ thuế doanh nghiệp là gì

Khấu trừ thuế là gì?

Trước khi tìm hiểu khấu trừ thuế DN là gì – hãy hiểu đúng khấu trừ thuế là gì đã nhé!

Khấu trừ thuế là phương pháp tính thuế mà trong đó một phần thu nhập hoặc lợi nhuận của cá nhân hay doanh nghiệp (DN) được trừ ra trước khi tính thuế phải nộp. Những loại thuế thường được tính khấu trừ có thể là: khấu trừ thuế GTGT (hay khấu trừ thuế VAT), khấu trừ thuế TNCN, khấu trừ thuế TNDN.

Vậy khấu trừ thuế DN là gì?

Khấu trừ thuế DN là gì?

Khấu trừ thuế DN là việc một công ty, đơn vị kinh doanh khấu trừ đi một phần thu nhập của mình trước khi tính thuế. Mục đích của việc khấu trừ thuế DN là giảm tổng số thuế phải nộp. Các khoản khấu trừ có thể bao gồm nhiều chi phí như: tiền lương, tiền thuê nhà, khấu hao tài sản và các khoản khác theo quy định của luật thuế.

Việc khấu trừ thuế giúp DN và kể cả cá nhân là người lao động giảm bớt gánh nặng tài chính, khuyến khích các hoạt động đầu tư, tiêu dùng hay đóng góp có ích cho xã hội.

Các hình thức khấu trừ thuế DN là gì?

Có nhiều loại hình khấu trừ thuế DN khác nhau, bao gồm:

- Khấu trừ thuế thu nhập

Đây là khoản giảm trừ được áp dụng đối với thu nhập chịu thuế của công ty, tương tự như khấu trừ thuế TNCN của người lao động.

- Khấu trừ thuế GTGT (VAT)

Các công ty có thể khấu trừ thuế VAT đầu vào trong việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ, cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

- Khấu trừ thuế tài sản

Các công ty có thể khấu trừ thuế tài sản vào thu nhập từ việc sử dụng tài sản như nhà, đất…

- Khấu trừ thuế cho lao động

Công ty có thể khấu trừ các khoản tiền lương, tiền công và phúc lợi cho nhân viên của mình trước khi tính thuế.

Ý nghĩa của khấu trừ thuế DN là gì?

Việc áp dụng khấu trừ thuế DN có ý nghĩa rất lớn đối với cả DN và chính phủ. Cụ thể:

+ Đối với DN

Khấu trừ thuế giúp giảm tổng số thuể phải nộp, do đó tăng lợi nhuận của công ty. Điều này có thể dẫn đến việc tăng thu nhập, cổ tức hoặc giá trị tài sản, làm hài lòng các cổ đông và nhà đầu tư.

Ngoài ra, khấu trừ thuế cũng có thể kích thích các công ty đầu tư vào tài sản, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, tạo việc làm và mở rộng kinh doanh.

+ Đối với chính phủ

Khấu trừ thuế DN có thể là một công cụ hiệu quả để kích thích tăng trưởng kinh tế. Bằng cách giảm thuế cho DN, chính phủ có thể khuyến khích đầu tư, sản xuất và tạo việc làm, dẫn đến tăng doanh thu và tăng trưởng kinh tế.

Thêm vào đó, khấu trừ thuế cũng có thể giúp cân bằng thu nhập từ thuế, đảm bảo công bằng và hiệu quả hơn của chính sách thuế.

Các chi phí được khấu trừ khi tính thuế TNDN là gì?

Theo quy định của Luật, các chi phí sau đây sẽ được khấu trừ trước khi áp dụng tính thuế TNDN:

+ Chi phí nhân công

Bao gồm: tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các chi phí liên quan khác đến người lao động như: chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí ăn uống, chi phí nhà ở, chi phí đi lại, chi phí khác chi cho người lao động.

+ Chi phí vật liệu

Bao gồm:

- Chi phí mua nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh

- Chi phí thuê tài sản, mua dịch vụ đóng gói, bảo quản, vận chuyển, bốc xếp, gia công

- Chi phí khác có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh, thuê tài sản

+ Chi phí khấu hao TSCĐ

Bao gồm: chi phí khấu hao TSCĐ vô hình và cả hữu hình

+ Chi phí lãi vay

Có chi phí lãi vay phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, không tính lãi tiền vay của những khoản nợ được coi là vốn chủ sở hữu theo quy định.

+ Chi phí quản lý DN

Có:

- Chi phí quản lý chung, chi phí bán hàng, quảng cáo, hoa hồng

- Chi phí cho thuê tài sản, dịch vụ mua ngoài

- Chi phí khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

+ Các chi phí khác

Bao gồm:

- Chi phí cho lao động nữ

- Chi phí hội nghị, tiếp khách

- Chi phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển

- Chi phí dùng cho bảo hành sản phẩm, hàng hóa

- Chi phí sửa chữa hay di dời TSCĐ

- Chi phí bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm hàng hóa vận tải, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm môi trường…

- Chi phí thuê TSCĐ, thuê đất, mặt bằng…

- Chi phí khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

khấu trừ thuế doanh nghiệp là gì?
Bạn đã biết khấu trừ thuế DN là gì? Chi phí nào được và không được khấu trừ khi tính thuế DN?

Các chi phí không được khấu trừ khi tính thuế TNDN

Bao gồm:

- Các khoản chi không đáp ứng đúng và đủ các điều kiện được tính là khoản phí chi được khấu trừ theo quy định, trừ phần giá trị bị tổn thất do thiên tai, dịch vụ hay trường hợp bất khả kháng khác mà không được bồi thường

- Các khoản trích khấu hao TSCĐ không đúng quy định

- Các khoản tiền phạt do vi phạm hành chính

- Các khoản chi được bù đắp bằng các nguồn kinh phí khác

- Phần chi về trích lập dự phòng vượt mức theo quy định

- Phần chi phí quản lý kinh doanh của DN nước ngoài phân bổ cho cơ sở đang thường trú tại Việt Nam nhưng vượt mức so với quy định phân bổ của pháp luật Việt Nam

- Các khoản tiền lương, tiền công hay khoản hạch toán khác dùng chi trả cho người lao động nhưng thực tế lại không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ chứng thực theo quy định

- Tiền lương, tiền công của chủ DN tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên của DN không trực tiếp tham gia vào điều hành sản xuất, kinh doanh

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với mức vốn điều lệ còn thiếu

- Phần thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế TNDN

- Các khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, làm nhà tình nghĩa…

- Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động nhưng vượt mức theo quy định

- Các khoản chi của hoạt động kinh doanh, như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số…

DN cần đặc biệt lưu ý các chi phí được khấu trừ và không được khấu trừ khi tính thuế TNDN để đảm bảo vừa tuân thủ quy định của luật, vừa tối ưu quyền lợi của DN khi tổng thu nhập phải tính thuế được xác định đúng, thay vì cao hơn do chưa được khấu trừ.

Hy vọng định nghĩa khấu trừ thuế DN là gì cùng liệt kê những khoản chi phí được khấu trừ và không được khấu trừ khi tính thuế TNDN do Vieclamnhamay.vn chia sẻ trên đây là hữu ích.

Ms. Công nhân

4.8 (958 đánh giá)
Khấu trừ thuế doanh nghiệp là gì? Điểm tên các chi phí được và không được khấu trừ khi tính thuế TNDN Khấu trừ thuế doanh nghiệp là gì? Điểm tên các chi phí được và không được khấu trừ khi tính thuế TNDN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tặng gian tuyển dụng VIP lên đến 10 triệu đồng hỗ trợ tuyển lao động sau bão Yagi

Tặng gian tuyển dụng VIP lên đến 10 triệu đồng hỗ trợ tuyển lao động sau bã...

Nhà máy, phân xưởng, cơ sở sản xuất đóng tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ sẽ được tặng free gói tuyển dụng VIP của Vi...

11.09.2024 92

Bảo Trì Tự Động (Automated Maintenance) là gì? Cách triển khai AM thế nào?

Bảo Trì Tự Động (Automated Maintenance) là gì? Cách triển khai AM thế nào?

Thay vì đợi đến khi sự cố xảy ra rồi mới tiến hành sửa chữa, nhiều dây chuyền hay hệ thống ứng dụng công nghệ để thiết lập cơ chế bảo trì tự động. Bạn...

11.09.2024 81

Maintenance Productivity Index (MPI) là gì? Vai trò và cách áp dụng MPI trong hoạt động bảo trì

Maintenance Productivity Index (MPI) là gì? Vai trò và cách áp dụng MPI tro...

Khi tìm kiếm chỉ số đánh giá hiệu suất của hoạt động bảo trì, Maintenance Productivity Index (MPI) được tin dùng. Vậy Maintenance Productivity Index (...

10.09.2024 64

Failure Mode and Effect Analysis - FMEA là gì? Cách phân tích sai hỏng dựa vào FMEA ra sao?

Failure Mode and Effect Analysis - FMEA là gì? Cách phân tích sai hỏng dựa...

Được xem là một trong những phương pháp bảo trì đạt hiệu quả thực tế cao, Failure Mode and Effect Analysis - FMEA được nhiều nhóm kỹ thuật viên lựa ch...

09.09.2024 64