KPI là gì? Chi tiết quy trình 5 bước xây dựng KPI cho doanh nghiệp

22.09.2022 20454 bientap

Có không ít doanh nghiệp hiện nay đánh giá hiệu quả công việc của một bộ phận hay đưa ra quyết định khen thưởng cho nhân viên dựa vào các chỉ số KPI. Vậy thì cụ thể KPI là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

KPI là gì

► KPI là gì?

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc - được dùng để đo lường mức độ hoàn thành công việc của cá nhân, bộ phận trong tổ chức - doanh nghiệp. Với mỗi 1 vị trí công việc hay bộ phận sẽ có các chỉ số KPI khác nhau.

Xem thêm: 8 Phương Pháp Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Cho Nhà Lãnh Đạo 


► Vai trò của chỉ số KPI

 - Với tổ chức - doanh nghiệp

   • Giúp theo dõi - đo lường một cách trực quan, chính xác, minh bạch hiệu suất làm việc của nhân viên - bộ phận

   • Là căn cứ để đề ra chế độ lương thưởng hay áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp

   • Thể hiện tính hiệu quả của quy trình nghiệm thu thực hiện công việc

   • Đảm bảo các mục tiêu công việc chung có thể đạt được như kỳ vọng

 - Với nhân viên

   • Nắm bắt được mức độ hoàn thành công việc so với chỉ tiêu đề ra

   • Tạo động lực tập trung làm việc, ưu tiên các công việc quan trọng vì mục tiêu cá nhân và bộ phận

   • Giúp phát hiện các khiếm khuyết của bản thân để có sự điều chỉnh kịp thời

Xem thêm: Nhân viên làm việc hiệu quả thường làm gì 15 phút đầu giờ? 


► Phân loại KPI

 - KPI chiến lược

KPI chiến lược là các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc gắn với những mục tiêu chiến lược như: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, thương hiệu… Ví dụ KPI doanh thu của công ty trong 1 năm là 50 tỷ đồng. KPI chiến lược thường sẽ tác động trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp và hỗ trợ thực hiện các chiến lược kinh doanh.

 - KPI chiến thuật

KPI chiến thuật là các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc gắn với hoạt động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chiến lược. Ví dụ phải ký được hợp đồng với 500 khách hàng từ khoảng 10.000 khách hàng tiếp cận.


► Bộ chỉ số KPI tốt là như thế nào?

Một bộ chỉ số KPI tốt cần đáp ứng được các tiêu chí:

 - Phù hợp với mục tiêu chiến lược

 - Các mục tiêu phải có tính tập trung vào định hướng trọng tâm

 - KPI cho bộ phận và cá nhân phải phù hợp với chức năng - nhiệm vụ công việc được phân bổ

 - Đáp ứng được tiêu chí SMART

KPI là gì

► 5 Tiêu chí SMART áp dụng vào KPI

 - Specific (Cụ thể): Từng dữ liệu của chỉ số phải được tách bạch rõ ràng, tên chỉ số phải ngắn gọn và phản ánh được đúng bản chất.

 - Measurable (Đo lường được): các chỉ tiêu KPI cần phải đo lường được nhờ các phần mềm quản lý.

 - Achievable (Có thể đạt được): chỉ tiêu đặt ra cần đảm bảo nằm trong khả năng của bộ phận hay cá nhân

 - Realistic (Thực tế): tính đến các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến mục tiêu đề ra

 - Time-bound (Có mốc thời gian cụ thể): theo mốc thời gian rõ ràng (tháng, quý, năm…)

Xem thêm: 3+ cách áp dụng smart vào tuyển dụng và đời sống công nhân 


► Xây dựng KPI - nên tự làm hay thuê tư vấn?

So sánh

Tự xây dựng

Thuê tư vấn

Ưu điểm

+ Doanh nghiệp hiểu rõ vấn đề của chính công ty mình

+ Không tốn chi phí

+ Nhận được sự đồng tình khi áp dụng

+ Bên tư vấn tốt sẽ có cách tiếp cận mô hình doanh nghiệp bài bản

+ Có sự hỗ trợ của phần mềm quản lý nên dễ theo dõi hơn

+ Có kinh nghiệm triển khai thực hiện tại nhiều doanh nghiệp khác nhau

Nhược điểm

+ Quá trình thực hiện có thể không bài bản

+ Góc nhìn cá nhân - kinh nghiệm dễ bị tác động bới đánh giá chủ quan

+ Không có công cụ theo dõi, đánh giá

 

+ Tốn chi phí

+ Bên tư vấn cần nhiều thời gian để tìm hiểu về hoạt động của doanh nghiệp

+ Khi đưa KPI vào áp dụng dễ bị nhân viên phản đối.

Cho nên tùy mỗi doanh nghiệp sẽ cân nhắc để lựa chọn hình thức xây dựng KPI cho phù hợp.


► Quy trình xây dựng KPI cho doanh nghiệp

 - Bước 1: Xác định bộ nhận/ nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống KPI

  Gồm 2 phương pháp:

 + Đội ngũ quản lý cấp cao, bộ phận nhân sự sẽ đề ra bộ KPI cho bộ phận/ phòng/ ban.

 + Bộ phận/ phòng/ ban trực tiếp xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả công việc cho các vị trí trực thuộc.

 - Bước 2: Xác định các chỉ số KPI

Khi xây dựng chỉ số KPI cần đảm bảo gắn liền với những mục tiêu của bộ phận:

 

KPI là gì

 

Sau khi đã thống nhất KPI với mục tiêu bộ phận, cần rà soát và điều chỉnh phù hợp với tiêu chí SMART.

 - Bước 3: Đánh giá mức độ hoàn thành KPI

Khi đã xác định được KPI cho bộ phận và từng vị trí công việc, cần triển khai vào thực tế và áp dụng đánh giá mức độ hoàn thành. Với mọi đầu việc đều có thể quy thành 3 nhóm 3 KPI chính sau đây:

 + A: tốn nhiều thời gian thực hiện - ảnh hưởng lớn đến mục tiêu

 + B: tốn ít thời gian thực hiện - ảnh hưởng lớn đến mục tiêu/ tốn nhiều thời gian thực hiện - ảnh hưởng nhỏ đến mục tiêu

 + C: ít tốn thời gian thực hiện - ảnh hưởng nhỏ đến mục tiêu

Tùy thuộc mức độ quan trọng mà mỗi nhóm KPI như vậy sẽ có trọng số khác nhau, có thể A là 50%, B là 30%, C là 20%. Ví dụ bảng dưới đây đánh giá mức độ hoàn thành công việc của một nhân viên có bộ KPI gồm A, B và 2 C:

 

KPI là gì

 

 - Bước 4: Liên hệ giữa đánh giá các chỉ số KPI và lương thưởng 

Vào cuối mỗi kỳ đánh giá, thường sẽ có một buổi nghiệm thu mức độ hoàn thành KPI để xác định mức lương thưởng các cá nhân, bộ phận. 

 - Bước 5: Điều chỉnh và tối ưu KPI

Các chỉ số KPI cần được theo dõi và điều chỉnh theo thời gian cho phù hợp với tình hình thực tế.

Đừng ép nhân viên “bán mạng” cho công ty ! 


► Những lý do khiến doanh nghiệp không đạt KPI như đề ra

Bên cạnh số doanh nghiệp khiển khai thành công mô hình KPI đo lường hiệu suất công việc, vẫn có những đơn vị không đạt được KPI như đề ra, nguyên nhân có thể vì:

 - Hệ thống mục tiêu quá xa rời năng lực thực tế của doanh nghiệp

 - Mục tiêu thiết lập không rõ ràng - không đáp ứng được các tiêu chí SMART

 - Áp dụng quy trình xây dựng KPI rườm rà, không tập trung vào những mục tiêu trọng tâm

 - Việc triển khai truyền thông về KPI chưa rộng rãi và không nhận được sự đồng thuận trong nhân viên

 - Người Quản lý không đủ năng lực theo dõi, giám sát quá trình triển khai áp dụng và chưa đưa ra những cảnh báo, điều chỉnh kịp thời

 - Năng lực của đội ngũ nhân viên hiện tại còn nhiều hạn chế, chưa đủ khả năng đạt chỉ tiêu KPI đề ra.

Do vậy, khi triển khai xây dựng hệ thống KPI cho doanh nghiệp, một trong những tiêu chí cần phải tính đến đó chính là tính khả thi. Các chỉ tiêu KPI cũng cần phù hợp với chức năng của từng bộ phận, vị trí thì việc triển khai chỉ số đo lường hiệu quả công việc mới thực sự phát huy được tính hiệu quả.

 

(Theo OOC)

Quản trị nhân sự là gì? Top 5 phần mềm hỗ trợ quản trị nhân sự hiệu quả

 

4.5 (185 đánh giá)
KPI là gì? Chi tiết quy trình 5 bước xây dựng KPI cho doanh nghiệp KPI là gì? Chi tiết quy trình 5 bước xây dựng KPI cho doanh nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 60

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 268

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 326

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 170