KỸ SƯ CHÂN ĐẤT CHẾ TẠO XE BỌC THÉP
26.02.2016 1832 zing1502
Câu chuyện về người kỹ sư chân đất chế tạo xe bọc thép cho đến nay vẫn còn nức lòng đông đảo người nông dân Việt Nam. Với phát minh đầy sáng tạo dù không qua trường lớp hướng dẫn nào, người kỹ nông nghiệp trở thành người hùng, giải tỏa nỗi lo lắng cho biết bao người nông dân.
Câu chuyện mà chúng tôi sắp kể sau đây chính là về kỹ sư chế tạo xe bọc thép Trần Quốc Hải. Mời các bạn cùng theo dõi.
Câu chuyện kỹ sư chân đất chế tạo xe bọc thép
Ông Trần Quốc Hải hiện nay đã 54 tuổi, ngụ xã Suối Dây, huyện Tân Châu, Tây Ninh. Chuyên ngành của ông chính xác là thể dục thể thao. Tuy nhiên, ông đã thay đổi công việc của mình và trở thành “kỹ sư” nông nghiệp và được nhiều người biết đến qua sáng tạo hàng loạt máy móc phục vụ cho người nông dân. Đặc biệt, ông còn nổi tiếng khi chế tạo ra 2 chiếc máy bay trực thăng với mong muốn phục vụ cho nông dân rải phân, xạ lúa.
Có thể, ông không được đào tạo qua bất cứ trường lớp nào cả. nhưng sự sáng tạo và tinh thần yêu đồng ruộng, thương người nông thân đã giúp ông có được rất nhiều phát minh lớn đối với nền nông nghệ Việt Nam.
Phỏng vấn ông Trần Quốc Hải
Khi được hỏi về số lượng máy móc mà ông đã tự chế, ông Hải không thể nào nhớ hết xem đã chế tạo ra bao nhiêu loại máy. Ông chia sẻ rằng: “Cách đây khoảng 10 năm, sản phẩm đầu tiên của tôi được người dân ủng hộ là máy rờ moóc tự vận hành. Lúc bấy giờ, tôi thấy xe nông sản của bà con Tây Ninh chỉ chở được khoảng 3 - 5 tấn và tốn kém rất nhiều nhân công bốc vác hàng hóa lên xe. Thấy vậy, tôi mày mò chế tạo ra máy rờ moóc tự vận hành, vận chuyển đến 20 tấn/xe, không cần nhiều nhân công”. Sau đó, hàng loạt sản phẩm như dàn máy cày 6 chảo, máy thổi lá cao su, máy phun thuốc cây cao su… ra đời, phục vụ cho nông dân trên địa bàn Tây Ninh và các tỉnh, thành lân cận.
“Thấy bà con mình trồng mì thủ công tốn nhân công (16 - 18 công lao động/ha/ngày), tôi nghiên cứu, sáng tạo ra máy trồng mì. Máy này mỗi ngày có thể trồng được 8 ha với chỉ 3 công (1 lái xe, 2 người cho cây mì vào máy), lợi hơn chục nhân công”, ông Hải hồ hởi.
Mới đây, ông Hải cùng con trai là Trần Quốc Thanh (25 tuổi) đã thử sửa chữa, nâng cấp 11 xe bọc thép và chế tạo thành công một chiếc mới cho quân đội Vương quốc Campuchia. Trước đóng góp này, 2 cha con ông Hải vinh dự nhận được Huân chương Đại tướng quân do Thủ tướng Hun Sen trao tặng. Đối với ông Hải: “Muốn làm thành công thì ngoài đam mê, còn phải có thiết bị tốt, trí tuệ, bản lĩnh và đừng sợ đánh mất thứ gì mình đã bỏ ra”.
Tâm sự sau khi ước mơ cất cánh bay cùng với 2 chiếc trực thăng do mình sáng tạo không thành, ông Hải nói: “Lúc đó, tôi cũng nản lắm chứ. Tôi nản nhưng không bỏ cuộc. Nếu tôi bỏ cuộc thì tôi đã không có máy trồng mì, không có xe tăng bọc thép”.
Câu chuyện về kỹ sư chế tạo xe bọc thép thật đáng khâm phục. Hy vọng rằng Việt Nam sẽ ngày càng có những con người tài giỏi, cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp chung của đất nước như ông Hải.
Các bạn đừng quên theo dõi tin tức tại mục thông tin chuyên ngành của chúng tôi nhé!