Lương bình quân 6 tháng liền kề và 5 điều NLĐ nhất định phải biết để đòi quyền lợi

26.10.2021 2906 hongthuy95

Trợ cấp thai sản, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp… là những quyền lợi đặc thù của người lao động (NLĐ) có giao kết hợp đồng, được doanh nghiệp trích đóng vào quỹ BHXH từ mức lương hàng tháng theo Luật. Để tính ra mức hưởng tương ứng cần căn cứ vào lương bình quân 6 tháng liền kề. Tính thế nào? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

lương bình quân 6 tháng liền kề
Bạn có đang đủ điều kiện để hưởng các mức trợ cấp không?

Lương bình quân 6 tháng liền kề là gì?

Lương bình quân 6 tháng liền kề là trung bình cộng của tổng tiền lương trong 6 tháng liền kề nhau.

Tính lương bình quân 6 tháng liền kề để làm gì?

Lương bình quân 6 tháng liền kề được căn cứ tính mức hưởng các khoản trợ cấp theo Luật. Chẳng hạn như: trợ cấp thôi việc, trợ cấp thai sản, trợ cấp thất nghiệp…

Cụ thể:

- Đối với trợ cấp thai sản

Lao động nữ đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời gian đóng đủ BHXH từ 6 tháng trong 12 tháng thì được hưởng trợ cấp thai sản khi mang thai và nuôi con nhỏ - mức hưởng một tháng bằng 100% lương bình quân 6 tháng liền kề.

- Đối với trợ cấp thôi việc

NLĐ làm việc thường xuyên cho DN từ đủ 12 tháng trở lên nhưng bị chấm dứt HĐLĐ thì được hưởng trợ cấp thôi việc - mức hưởng bằng một nửa tháng của lương bình quân 6 tháng liền kề nhân với thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc.

- Đối với trợ cấp thất nghiệp

NLĐ có giao kết hợp đồng với DN, có tham gia đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp - mức hưởng 1 tháng bằng 60% mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, có tham gia đóng BHXH.

lương bình quân 6 tháng liền kề
Lao động nữ mang thai đủ điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp thai sản

Xác định 6 tháng liền kề ra sao?

Lương bình quân 6 tháng liền kề làm căn cứ tính các mức hưởng trợ cấp được xác định là 6 tháng liền kề trước đó.

Ví dụ: chị A làm công nhân may cho nhà máy B nhưng thông báo cuối tháng 10 sẽ nghỉ việc. Khi đó, thời gian bắt đầu nghỉ việc của chị A sẽ là tháng 10. Như vậy, 6 tháng liền kề trước đó được xác định là: tháng 10, tháng 9, tháng 8, tháng 7, tháng 6, tháng 5. Lương bình quân 6 tháng liền kề sẽ là mức trung bình cộng của tổng tiền lương 6 tháng này.

Cách tính lương bình quân 6 tháng liền kề thế nào?

Lương bình quân 6 tháng liền kề = [ (lương tháng 10) + (lương tháng 9) + (lương tháng 8) + (lương tháng 7) + (lương tháng 6) + (lương tháng 5) ] : 6

>>>Áp dụng tính Mức hưởng các khoản trợ cấp liên quan:

- Trợ cấp thai sản = lương bình quân 6 tháng liền kề x 6

- Trợ cấp thôi việc = lương bình quân 6 tháng liền kề / 2 x số năm làm việc trước khi thôi việc

- Trợ cấp thất nghiệp = 60% x lương bình quân 6 tháng liền kề x số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp

Ví dụ cụ thể cho từng mức hưởng trợ cấp

- Đối với trợ cấp thai sản

10 thông tin hữu ích nhất về chế độ thai sản

Chị B làm Chuyền trưởng của xưởng may C được 5 năm. Lương tháng đóng BHXH của c từ tháng 1/ 2021 đến thời điểm nghỉ sinh (tháng 9/ 2021) là 6.000.000 đồng/ tháng.

Khi đó:

+ Lương bình quân 6 tháng liền kề (từ tháng 3 đến tháng 8) làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thai sản của chị B là 6 triệu đồng.

+ Mức hưởng trợ cấp thai sản hàng tháng của chị B là: 6.000.000 x 100% = 6.000.000 đồng/ tháng

+ Tổng mức hưởng trợ cấp thai sản của chị B là: 6.000.000 x 6 = 36.000.000 đồng

- Đối với trợ cấp thôi việc

Hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất

Anh D làm công nhân cơ khi cho công ty H được 3 năm, có tham gia đóng BHXH từ tháng 1/2019 cho đến nay. Mức lương đóng BHXH từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020 là 5.000.000 đồng/ tháng - từ tháng 1/2021 đến tháng 5/2021 là 6.000.000 đồng/ tháng. Tháng 6/2021 anh D nghỉ việc.

Khi đó:

+ Lương bình quân 6 tháng liền kề (từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021) làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thôi việc là: [(5.000.000 + 6.000.000 x 5)] : 6 = 5.833.000 đồng

+ Mức hưởng trợ cấp thôi việc của anh D là: 5.833.000 / 2 x 3 = 8.749.500 đồng

- Đối với trợ cấp thất nghiệp

Hướng dẫn cách tính bảo hiểm thất nghiệp chuẩn xác nhất

Chú G làm bảo vệ cho nhà hàng K, có đóng BHXH được 2 năm từ tháng 1/2019 đến tháng 1/2021, mức lương hàng tháng đóng đều là 5.000.000 đồng; tháng 2/2021 chú G nghỉ việc.

Khi đó:

+ Lương bình quân 6 tháng liền kề (từ tháng 8/2020 đến tháng 1/2021) làm că cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là: 5.000.000 đồng

+ Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của chú G là: 60% x 5.000.000 = 3.000.000 đồng/ tháng

+ Tổng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của chú G là: 3.000.000 x 3 = 9.000.000 đồng

lương bình quân 6 tháng liền kề
Nhiều lao động nghỉ việc làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp

 

Việc xác định chính xác 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ nghỉ sinh rồi tính đúng lương bình quân 6 tháng liền kề đó làm căn cứ tính các mức hưởng trợ cấp liên quan cự kỳ quan trọng, đảm bảo số tiền NLĐ thực nhận không sai, tránh mất quyền lợi không đáng có.

Ms. Công nhân (tổng hợp)

4.7 (267 đánh giá)
Lương bình quân 6 tháng liền kề và 5 điều NLĐ nhất định phải biết để đòi quyền lợi Lương bình quân 6 tháng liền kề và 5 điều NLĐ nhất định phải biết để đòi quyền lợi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 82

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 282

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 334

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 183