Maintenance Cycle là gì? Maintenance Cycle chuẩn gồm những công việc gì?
29.08.2024 56 hongthuy95
Bảo trì, bảo dưỡng là một trong những nhiệm vụ quan trọng đảm bảo hiệu quả sản xuất cũng như tối ưu chi phí và lợi nhuận cho cơ sở. Có nhiều phương pháp bảo trì, mỗi phương pháp có ưu - nhược điểm riêng và phù hợp để áp dụng đối với từng thiết bị hoặc hệ thống nhất định. Tuy nhiên, chúng đều được triển khai thực hiện theo một Maintenance Cycle gần như giống nhau. Vậy Maintenance Cycle là gì? Một Maintenance Cycle chuẩn gồm những công việc gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay của Vieclamnhamay.vn.
Maintenance Cycle là gì?
Maintenance Cycle dịch sang tiếng Việt có nghĩa là chu kỳ bảo trì - là một quy trình hoặc chu trình chuẩn được thiết lập để đảm bảo rằng các máy móc, thiết bị hoặc hệ thống hoạt động hiệu quả và ổn định, bền bỉ.
Mục tiêu của Maintenance Cycle là gì?
Là nỗ lực giảm thời gian ngừng hoạt động của thiết bị, kéo dài tuổi thọ cho tài sản và tối ưu hóa hiệu suất sản xuất cho cơ sở.
Maintenance Cycle chuẩn gồm những công việc gì?
Hầu hết các phương pháp bảo trì đều được triển khai thực hiện theo một quy trình chuẩn gồm 5 giai đoạn chính yếu sau đây:
+ Lập kế hoạch bảo trì
- Đội ngũ bảo dưỡng xem xét tài liệu kỹ thuật thiết bị, phân tích dữ liệu lịch sử và phỏng vấn các chuyên gia để xác định các hoạt động bảo trì cần thiết cần phải thực hiện, tần suất và thời gian thực hiện dự kiến cụ thể.
- Lên lịch bảo trì phù hợp với yêu cầu sản xuất mà không tạo ra xung đột hay khiến thời gian ngừng máy lớn.
+ Thực hiện bảo trì
- Tiến hành các hoạt động bảo trì theo kế hoạch, có thể bao gồm: kiểm tra, sửa chữa, thay thế linh kiện, làm sạch, bôi trơn…
- Đội ngũ bảo dưỡng chịu trách nhiệm thực hiện những công việc này, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhóm vận hành.
+ Theo dõi kết quả
- Ghi nhận kết quả của các hoạt động bảo trì, có thể bao gồm: đo lường độ rung, nhiệt độ, mức dầu, áp suất và các số đọc khác nhằm đảm bảo hiệu suất của thiết bị đang nằm trong giới hạn mong đợi.
- Bất kỳ yếu tố nào vượt ra khỏi phạm vi đều có thể chỉ ra các vấn đề tiềm ẩn cần tìm cách khắc phục, xử lý.
+ Đánh giá và điều chỉnh
- Dựa trên kết quả, đội ngũ bảo dưỡng rà soát và phân tích các số liệu bảo dưỡng, so sánh chúng với mục tiêu ban đầu đặt ra.
- Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực và tác động của từng phương pháp bảo trì
- Đưa ra khuyến nghị để cải tiến, điều chỉnh kế hoạch nếu cần, hoặc tối ưu hóa lịch trình bảo dưỡng trong tương lai.
+ Cải thiện liên tục
- Dựa trên những đánh giá thực tế về tính hiệu quả của chu trình bảo trì, phương pháp bảo trì để rút ra bài học cụ thể cũng như có ý tưởng sáng tạo để hoàn thiện kế hoạch bảo dưỡng trong tương lai.
- Có thể bao gồm: đào tạo bổ sung, cập nhật phương pháp, thay đổi thiết bị nếu cần…
- Mục tiêu luôn là hướng đến xây dựng một chu kỳ bảo trì ngày càng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Nhìn chung, một lịch trình bảo trì, bảo dưỡng thành công cần cân nhắc giữa nhu cầu quản lý thiết bị lâu dài với những thách thức cần đáp ứng và xử lý mỗi ngày. Với việc tuân theo một quy trình rõ ràng, cụ thể, thường xuyên được xem xét và phản hồi từ tất cả các bên liên quan, một chu kỳ bảo trì có thể hỗ trợ tối đa thiết bị làm việc đạt năng suất.
Tại sao nên xây dựng Maintenance Cycle?
Xây dựng một chu kỳ bảo trì (Maintenance Cycle) chuẩn mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho việc duy trì hiệu suất và tính toàn vẹn của máy móc, thiết bị cũng như tài sản nói chung. Cụ thể:
- Giảm thời gian ngừng hoạt động
Một Maintenance Cycle tốt giúp xác định và giải quyết sớm trước khi xảy ra sự cố nghiêm trọng dẫn đến thời gian ngừng máy lớn. Điều này có nghĩa là ít ảnh hưởng hơn đối với năng suất và doanh thu trong trường hợp cần dừng lại quá trình sản xuất để sửa chữa máy móc, thiết bị hỏng hóc.
- Hiệu quả tài chính tốt hơn
Bằng cách tránh thời gian ngừng hoạt động tốn kém và chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên có thể tiết kiệm ngân sách và cải thiện dòng tiền cho doanh nghiệp.
- Tăng cường an toàn lao động
Tuân thủ đúng lịch bảo dưỡng có thể ngăn chặn tai nạn do lỗi thiết bị gây ra, tạo môi trường an toàn hơn cho đội ngũ nhân sự tham gia vào quá trình vận hành thiết bị lẫn sản xuất.
- Kiểm soát chất lượng
Các vật tư được bảo dưỡng đúng cách sẽ đạt chất lượng tốt hơn và cung cấp đầu ra ổn định.
- Kéo dài tuổi thọ thiết bị
Lịch trình bảo dưỡng đều đặn có thể tăng cường đáng kể tuổi thọ bình quân của thiết bị, giảm nhu cầu mua sắm mới hoặc sửa chữa nặng nề do hư hỏng nặng.
Tóm lại, xây dựng và tuân thủ một Maintenance Cycle chuẩn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất của thiết bị, giảm downtime, đảm bảo an toàn lao động và nâng cao khả năng cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp trên thị trường.
Ms. Công nhân