Nhiều công nhân “bán” Sổ bảo hiểm xã hội để “sống” tiếp

17.05.2021 979 hongthuy95

Qua một “nhóm môi giới” kín trên mạng, nhiều công nhân rao bán sổ bảo hiểm của mình để có tiền chi trả các khoản sinh hoạt phí hàng ngày khi trợ cấp thất nghiệp đã dùng hết, không việc làm, không thu nhập, đông con…

nhiều công nhân "bán" sổ bảo hiểm xã hội để "sống" tiếp
Không ít công nhân chọn "bán non" sổ BHXH để có tiền trang trải cuộc sống

Giá mua sổ bảo hiểm chỉ bằng ½ giá thực nhận

Sau dòng tin rao bán sổ bảo hiểm, hơn chục người liên lạc hỏi anh H. để mua. Giá cao nhất được chốt là 20 triệu đồng cho gần 3,5 năm đóng bảo hiểm với mức lương trung bình khoảng 4,5 triệu đồng/ tháng trong khi đó, cũng cùng thời gian và mức đóng này, sau 1 năm thất nghiệp, số tiền bảo hiểm thực lĩnh vào khoảng 30 triệu đồng.

Một trường hợp khác cũng nhận được mức thỏa thuận 18 triệu cho sổ bảo hiểm có 3 năm đóng và số tiền thực lĩnh sau này cũng khoảng 30 triệu hoặc hơn.

Được biết, hai bên sẽ “đàm phán” online để đạt được những thỏa thuận cơ bản trước khi lên lịch hẹn gặp nhau trao đổi tiền - sổ và hoàn tất các thủ tục để hợp pháp hóa “giao dịch” lạ đời này.

Theo đó, bên người mua sẽ giao đủ tiền (tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho người bán sau khi nhận được sổ. Sổ này được dùng để đăng ký nhận tiền với bên Bảo hiểm khi đủ thời gian quy định. Để nhận được tiền, phía người mua cần có giấy ủy quyền nhận BHXH của “chính chủ” (người bán) (được lập ở phòng công chứng), đồng thời người bán cần cam kết không đi làm lại khiến phát sinh đóng bảo hiểm trong vòng 1 năm kể từ khi nghỉ việc, cũng không đổi ý rút lại sổ. Nếu vi phạm, người bán sẽ phải “đền bù” thỏa thuận cho người mua gấp đôi khoản tiền đã nhận được.

Thêm nữa, mọi thông tin người bán từ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, địa chỉ, người trong gia đình bên mua đều nắm rõ hết. Ai lật kèo sẽ bị họ “xử” liền, anh H. hoang mang chia sẻ.

Cũng có tình trạng người lao động túng thiếu nên mang sổ bảo hiểm đi cầm. Tuy nhiên, đến hạn trả nợ lại không đủ tiền nên buộc phải lập ủy quyền để bên chủ nợ đi nhận tiền BH thay, hưởng mức chênh lệch.

nhiều công nhân "bán" sổ bảo hiểm xã hội để "sống" tiếp
Một tài khoản thu mua sổ BHXH điển hình trên mạng

Do đâu người lao động bán sổ bảo hiểm?

Tình trạng “bán lúa non” sổ bảo hiểm không mới nhưng chưa bao giờ xảy ra nhiều và đáng báo động như hiện tại. Lý do là gì?

Dịch Covid-19 bùng phát và tái bùng phát nhiều lần tác động nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, ở nhiều ngành nghề. Việc làm của công nhân, lao động vì thế mà ảnh hưởng trực tiếp. Rất nhiều người nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự của công ty. Mất việc làm, khó tìm việc mới để tạo thu nhập, hoặc có thì mức lương cũng không cao, cuộc sống công nhân vì thế mà khó khăn vô cùng. Bởi hàng chục chi phí phải chi mỗi ngày.

Có người đăng ký nhận BHXH 1 lần. Đóng bảo hiểm đủ ít nhất 1 năm thì đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp tương ứng với mức lương trung bình của 6 tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc (12-36 tháng thì được nhận 3 tháng, cứ đóng thêm 12 tháng kế tiếp thì nhận được thêm 1 tháng). Tuy nhiên, đa số đều được tiêu dần sau đó vài tháng vì chỉ toàn chi mà không thấy nhận vào (thất nghiệp, không có việc làm mới hoặc có thì lương thấp, kinh doanh nhỏ thì ế ẩm…)

Thiếu thốn ở hiện tại khiến nhiều công nhân thiếu hiểu biết về Luật và bế tắc chọn cách “bán non” sổ bảo hiểm. Để có tiền ngay thay vì đợi đủ 1 năm sau khi nghỉ việc để được nhận BHXH 1 lần. “Dẫu thừa biết tiền bán sổ thấp hơn tiền thực nhận, cũng biết mình bị thiệt nhưng không còn cách nào khác. Chỉ ai rơi vào hoàn cảnh ấy mới hiểu được khó khăn và áp lực kinh tế lớn đến mức nào…”, chia sẻ của nữ công nhân may vừa đi ra từ phòng công chứng thành phố sau khi hoàn tất “hợp đồng ủy quyền” bán sổ.

Được biết, trong năm 2020, trên địa bàn TP.HCM có gần 350 người được ủy quyền để nhận BHXH 1 lần tại cơ quan BH thành phố. Đáng nói hơn là một số người được ủy quyền từ hơn 300 đến 400 lần, tương ứng với chừng đó tài khoản sổ. Điều này đặt ra nghi ngờ cho cơ quan BH về thực trang các cá nhân mua bán, trục lợi từ sổ BHXH của người lao động. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp đó đều được ủy quyền hợp lệ, được thực hiện chặt chẽ về thủ tục, cũng không xảy ra khiếu nại hay kiện cáo gì nên rõ ràng, không có cơ sở để xử lý và xử phạt.

nhiều công nhân "bán" sổ bảo hiểm xã hội để "sống" tiếp
Ngày càng có nhiều công nhân rao bán sổ BHXH của chính mình vì thiếu tiền

Làm gì để hạn chế tình trạng mua - bán ngầm sổ bảo hiểm?

Luật chưa có quy định rõ ràng về những hành vi như thế nào thì bị coi là “trục lợi BHXH”, gây tổn thất cho Quỹ BHXH. Do đó, các hành vi mua - bán sổ “đúng luật” trên đây hiện chưa có chế tài để xử lý.

Tuy nhiên, xét thấy hành vi này có thể trở thành vấn nạn của xã hội nên phía cơ quan BHXH thành phố đề nghị cơ quan BH cấp quận, huyện thống kê các trường hợp được ủy quyền nhận thay BHXH 1 lần từ 2 hồ sơ trở lên, sau đó yêu cầu 2 bên liên quan tới cơ quan để đối chứng, nếu nghi ngờ sẽ chuyển hồ sơ sang công an để điều tra, làm rõ. Ngoài ra, Luật BHXH cần cân nhắc sửa đổi để quy định cụ thể trường hợp nào được phép ủy quyền hưởng chế độ (như BHXH 1 lần, trợ cấp thất nghiệp…) thay vì cho phép đại trà như hiện nay.

Mặt khác, nếu được, cần xem xét coi sổ BHXH như một tài sản hiện hữu và người lao động có thể thế chấp khi cần (tương tự như sổ đỏ). Điều này vừa giúp công nhân có tiền để trang trải cuộc sống, vừa có thể bảo lưu được thời gian đóng BHXH, lại hạn chế tình trạng bán sổ hay đăng ký nhận BHXH 1 lần vì khó khăn.

Hỏi về lý do ra quyết định bán sổ hay nhận BHXH 1 lần sau nghỉ việc, nhiều công nhân cho hay họ thiếu tiền, mất việc, khó tìm việc vì dịch, tuổi lao động hiện tại lại cao nên nhiều nơi không nhận. Thêm nữa, thủ tục và thời gian xử lý hồ sơ quá lâu, cộng với sự mù mờ, thiếu hiểu biết về Luật nên dễ bị thuyết phục bởi lời nói dễ nghe và phân tích hợp lý của người mua…

Nên hay không nên lĩnh BHXH 1 lần thay vì hưởng lương hưu?

(Theo Vn.Express)

4.2 (512 đánh giá)
Nhiều công nhân “bán” Sổ bảo hiểm xã hội để “sống” tiếp Nhiều công nhân “bán” Sổ bảo hiểm xã hội để “sống” tiếp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30136

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3598

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2310

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

“Tôi là công nhân thời vụ tại một doanh nghiệp may mặc và có quá trình làm việc kéo dài đến hết tháng 1/2025. Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm...

03.12.2024 6351