Thiệt thòi trăm bề của lao động nữ tại nước ngoài
31.03.2016 2520 zing1502
Bất cứ người lao động nào làm việc ở nước ngoài cũng không thể tránh khỏi những khó khăn và hạn chế trong việc thích nghi cuộc sống. Đặc biệt, đối với chị em phụ nữ thì điều đó càng tăng lên gấp bội. Chị em phụ nữ muốn được thể hiện bản thân và tìm kiếm cơ hội tốt nhằm nâng cao thu nhập. Nhưng đâu là những cản trở khiến họ khó có thể thích nghi ngay với cuộc sống nơi xa xứ.
Theo thống kê của sở lao động Việt Nam, hiện nay số lượng lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài vào khoảng 500 000 người. Trong đó, tỉ lệ lao động nữ chiếm vào khoảng 30 đến 35% tức là khoảng gần 200 000 người. Số lao động này làm việc rải rác trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Những thống kê đáng lo ngại
Hội thảo “Báo cáo rà soát pháp luật về người lao động (NLĐ) Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ góc độ bình đẳng giới” do Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa tổ chức tại TP HCM gần đây đã đưa ra thông tin về những thiệt thòi của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong đó: Họ bị trả lương thấp và không được pháp luật các nước tiếp nhận bảo vệ. Bên cạnh đó, còn rất nhiều những lý do khác khiến cho chị em phụ nữ thiệt thòi trăm bề khi đi lao động nước ngoài.
Thực trạng lao động Việt Nam tại nước ngoài
Theo một số thống kê từ Quản lý lao động ngoài nước, số lượng lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động, có tay nghề, kỹ năng cao chiếm số lượng rất ít, mà đa số những người lao động làm việc nước ngoài đều thuộc diện xóa đói giảm nghèo nên họ không phải đối tượng của BHXH bắt buộc (chiếm 67,52%); tỉ lệ này ở phụ nữ cao hơn nhiều so với nam. Điều đó cho thấy ngày càng có nhiều chị em đứng ra gánh vác công việc kinh tế giúp gia đình. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc, ngày càng có nhiều chị em chịu thiệt thòi, dấn thân nơi xa xứ để làm việc chăm sóc gia đình.
Thiếu thông tin khi làm việc tại nước ngoài
Thiếu thông tin là một trong những lý do chính yếu khiến chị em gặp khó khăn trong quá trình làm việc tại nước ngoài. Pháp luật nhà nước Việt Nam quy định rằng khi làm việc ở nước ngoài, người lao động có quyền tiếp cận các thông tin liên quan để đưa ra quyết định xem việc đi làm này có thực sự phù hợp với họ hay không, như: những doanh nghiệp (DN), tổ chức nào đáng tin cậy; đặc điểm văn hóa, điều kiện sống của các quốc gia mà họ đến làm việc; việc làm và các điều khoản hợp đồng liên quan đến công việc sẽ làm; những nguy cơ, hiểm họa có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình làm việc ở nước ngoài...
Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy, phần lớn trong số 200 DN được cấp phép xuất khẩu lao động đều đưa ra những thông tin hấp dẫn để thu hút người lao động đi làm, và giấu nhẹm đi những thông tin bất lợi, ảnh hưởng đến quyết định của họ.
Vậy, tương lai người lao động nói chung và lao động nữ sẽ đi về đâu???
Bài viết tiếp theo về những lý do khiến chị em phụ nữ thiệt thòi khi làm việc tại nước ngoài sẽ được đăng trong chuyên mục dành cho ứng viên. Đừng quên theo dõi các bạn nhé!!!
Ms. Công nhân