Muốn tìm việc tốt hãy loại bỏ những lo sợ trong lòng bạn
27.11.2017 2717 haiyen.tran37
Bạn đang thất nghiệp và muốn tìm một công việc phù hợp cho bản thân nhưng để tìm được một công việc tốt và ổn định không phải là điều đơn giản. Nếu làm một công việc không ưng ý sẽ khiến bạn cảm thấy hồi hộp, lo lắng và bất an do sự chênh lệch giữa công việc hiện tại và công việc trong suy nghĩ quá lớn. Vậy làm thế nào khắc phục được tâm lý để hoàn thành tốt được công việc? Hãy tham khảo một số ý kiến tư vấn dưới đây để khắc phục những trở ngại và tìm cho mình một công việc hài lòng.

Loại bỏ tâm lý tự ti
Bạn học hành chăm chỉ và hoàn thành tốt chương trình đại học với tấm bằng đạt loại Khá, nhưng khi đi xin việc vẫn luôn cảm thấy thấy mình chưa đủ kiến thức, chưa đủ năng lực, kĩ năng làm việc không bằng người khác nên rụt rè và không tự tin. Suy nghĩ nàysẽ làm cho bạn mất đi sự dũng cảm, nản chí, luôn cảm thấy bất an và áp lực công việc lớn. Vì vậy, nhiều người đã khẳng định rằng tự ti sẽ giết chết bạn và là kẻ thù của sự thành công nên cần loại bỏ ngay ra khỏi đầu khi đi xin việc.
Tự tin một cách thái quá
Khi đi xin việc bạn cần phải luôn tự tin vào năng lực và khả năng của bản thân, sẵn sàng hoàn thành tốt công việc mọi lúc mọi nơi. Điều đó không có nghĩa là tự tin một cách thái quá, cho rằng mình có đầy đủ kiến thức, các ưu thế học tập như học ở lớp chọn, trường danh tiếng mà có thể làm tốt được mọi việc ngay khi mới bắt đầu. Khi có tâm lý như vậy sẽ làm cho mọi người xung quanh bạn cảm thấy không thoải mái với kiểu tính tự cao tự đại. Lúc đó chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn và vấp phải một số điểm yếu, điểm bất cập của bản thân mà không được ai giúp đỡ.
Tìm hiểu thêm: Vượt qua nỗi sợ lần đầu phỏng vấn
Tính toán được gì, mất gì trong công việc
Không có công việc nào hoàn hảo và trọn vẹn ngay từ lần đầu tiên bạn tiếp xúc. Bạn càng không thể cảm nhận nó hợp với mình hay không khi chỉ biết qua sách vở. Bạn phải làm việc trực tiếp thì mới có thể nhận được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân với công việc đó. Nhưng nếu cứ đắn đo suy nghĩ, phân vân, tính toán xem mất gì và được gì thì đồng nghĩa với việc bạn đang đánh mất cơ hội. Hãy thử sức và bắt nhịp với công việc để biết được nó có phù hợp với bạn không thay vì ngồi đó để suy đi tính lại.
Tâm lý nóng vội, muốn đạt được thành công
Có nhiều sinh viên khi chọn nghề luôn coi trọng địa vị và những lợi ích thực tế đạt được. Họ muốn sống ở thành phố lớn, có điều kiện phát triển, làm viêc ở công ty lớn, mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt. Công việc có thể là không liên quan gì đến chuyên ngành bạn học, nhưng bạn chấp nhận để đạt được những yếu tố trên. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là sự lựa chọn đúng đắn vì nhiều khi cái lợi trước mắt làm bạn mù quáng, chứ không phải sự bền vững và lâu dài.
Trước khi tìm một công việc để làm, bạn cần chuẩn bị cho mình những tâm lý thật tốt, hãy loại bỏ những yếu tố không cần thiết làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Bạn nên nhớ rằng, chúng ta phải bỏ rất nhiều công sức thì mới có được một kết quả như mong muốn. Nghề nghiệp cũng vậy, nó là cả một quá trình làm việc và gắn bó lâu dài. Vì vậy, bạn không thể nhận định nó phù hợp với bạn hay không trong ngày một ngày hai.
Ms. Công nhân