Sử dụng lao động cao tuổi và 8 quy định cần biết
12.11.2020 1762 hongthuy95
MỤC LỤC
- Lao động cao tuổi là gì?
- Điều kiện để lao động cao tuổi được tiếp tục làm việc
- Thời gian làm việc của lao động cao tuổi
- Lưu ý khi giao kết hợp đồng với lao động cao tuổi
- Những công việc không được ký kết hợp đồng với lao động cao tuổi
- Quyền lợi của lao động cao tuổi
- Lao động cao tuổi có đóng BHXH không?
- DN vi phạm quy định về sử dụng lao động cao tuổi bị xử lý thế nào?
Lao động cao tuổi vốn dĩ nên được nghỉ ngơi, thôi không làm việc nữa nhưng vì nhiều nguyên do cả ở phía doanh nghiệp và chính lao động đó, họ vẫn ở lại. Sử dụng đối tượng lao động là người cao tuổi đặt ra những yêu cầu riêng. Cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Từ 1/1/2021, Bộ Luật Lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành với nhiều quy định cụ thể cho đối tượng lao động là người cao tuổi…
Lao động cao tuổi là gì?
Lao động cao tuổi là những người vượt quá độ tuổi lao động theo quy định của Luật, tính từ 01 ngày trở lên nhưng vẫn tiếp tục ở lại làm việc cho doanh nghiệp (DN), người sử dụng lao động (NSDLĐ) khi có nhu cầu.
Theo đó:
Cách tính lương hưu mới nhất và 3 điều cần biết về chế độ hưu trí
Ngoài ra, Luật cũng quy định thêm về độ tuổi nghỉ hưu cho những trường hợp đặc biệt như:
Điều kiện để lao động cao tuổi được tiếp tục làm việc
Tất nhiên là phải nhận được sự đồng ý thỏa thuận với DN; tức là lao động là người cao tuổi có nguyện vọng ở lại đồng thời phía NSDLĐ cũng có nhu cầu giữ lại người. Ngoài ra, lao động cao tuổi còn cần có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc đảm nhận công việc được giao.
Thời gian làm việc của lao động cao tuổi
- Lao động là người cao tuổi được quyền thỏa thuận với NSDLĐ để được rút ngắn thời gian làm việc mỗi ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian (full time).
- Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về thời gian làm việc được rút ngắn tối đa cho lao động cao tuổi trong ngày hay tuần, tháng tại DN.
- NSDLĐ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của DN và tình trạng sức khỏe của NLĐ để quy định thời gian làm việc phù hợp với đối tượng lao động này.
Lưu ý khi giao kết hợp đồng với lao động cao tuổi
- DN có thể kéo dài thời hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) mới có xác định thời hạn đối với lao động cao tuổi.
- NLĐ cao tuổi và NSDLĐ có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn
- NLĐ cao tuổi vẫn được hưởng tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác theo Luật và theo thỏa thuận trong HĐLĐ mới; bên cạnh hưởng lương hưu và quyền lợi theo chế độ hưu trí (nếu có)
Những công việc không được ký kết hợp đồng với lao động cao tuổi
Luật quy định DN không được sử dụng NLĐ cao tuổi cho các công việc thuộc danh mục nghề, công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và không đảm bảo điều kiện làm việc an toàn.
Quyền lợi của lao động cao tuổi
- Được thỏa thuận rút ngắn thời gian làm việc trong ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian
- Được bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với điều kiện sức khỏe
- Được quan tâm, chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc. Định kỳ 6 tháng 1 lần, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ cao tuổi.
Lao động cao tuổi có đóng BHXH không?
+ Trường hợp NLĐ cao tuổi đủ điều kiện hưởng lương hưu:
Luật quy định người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng khác vẫn đang giao kết HĐLĐ thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Như vậy, NLĐ cao tuổi đủ điều kiện hưởng lương hưu và các khoản trợ cấp có kéo dài hoặc ký mới HĐLĐ thì DN không phải đóng BHXH cho đối tượng này. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, DN cần trả tiền BHXH vào lương hàng tháng của lao động đó.
+ Trường hợp NLĐ cao tuổi nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu:
Ngược lại, lao động là người cao tuổi không thuộc trường hợp hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hay trợ cấp khác mà đang giao kết HĐLĐ mới thì DN có trách nhiệm trích đóng các khoản BHXH từ tiền lương hàng tháng của NLĐ theo đúng quy định.
DN vi phạm quy định về sử dụng lao động cao tuổi bị xử lý thế nào?
Tùy từng hành vi vi phạm mà DN sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý hành chính theo quy định. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 4-10 triệu đồng nếu NLĐ cao tuổi không được rút ngắn thời giờ làm việc
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5-10 triệu đồng nếu NSDLĐ sử dụng NLĐ cao tuổi đang hưởng chế độ hưu trí hàng tháng nhưng không trả khoản tiền BHXH tương ứng cho NLĐ
- Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng nếu NLĐ cao tuổi phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Cũng như sử dụng lao động chưa thành niên, DN sử dụng lao động cao tuổi cần hết sức lưu ý những quy định của luật, đảm bảo tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho NLĐ, đồng thời mang lại hiệu quả công việc cao nhất.
Ms. Công nhân