Thợ cắt là gì? Mô tả công việc và mức lương mới nhất
12.04.2022 13333 thanhphuongthaobctt
Song hành với sự phát triển của ngành may mặc là nhu cầu tuyển dụng thợ cắt ngày càng cao. Tuy nhiên, không ít người lao động vẫn còn mơ hồ về nghề này. Ở bài viết dưới đây, Vieclamnhamay.vn sẽ đưa ra định nghĩa, mô tả công việc cùng mức lương mới nhất của thợ cắt cho bạn tham khảo.
Thợ cắt là người đảm nhiệm công đoạn đầu tiên trong quá trình hoàn thành sản phẩm may mặc. Nếu giai đoạn này gặp trục trặc, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các khâu còn lại. Cho nên, nắm rõ công việc cùng mức lương thợ cắt sẽ là yếu tố giúp bạn nhanh chóng làm quen và hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
Thợ cắt là gì?
Thợ cắt (vải) là người thực hiện công đoạn cắt vải, canh chỉnh rập theo khung size có sẵn bằng tay hoặc máy. Công việc này là bước quan trọng, để tạo nên một sản phẩm quần áo nên đòi hỏi tính tỉ mỉ, cẩn thận cao. Vị trí thợ cắt thường xuất hiện nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp chuyên về may mặc. Tuy đây là công việc giản đơn, dành cho LĐPT nhưng dễ tìm việc, thích nghi với môi trường, có mức lương và chế độ đãi ngộ tốt.
Bản mô tả công việc thợ cắt
Nhiệm vụ chính | Công việc cụ thể |
Cắt sản phẩm may bán thành phẩm, nguyên liệu đúng thông số. |
- Nhận nguyên liệu, trải vải rồi dùng tay hoặc máy cắt sản phẩm theo đúng rập mẫu và thông số kỹ thuật. - Canh vải và đọc sơ đồ rập chính xác. - Sử dụng thuần thục máy cắt công nghiệp. - Chịu trách nhiệm về thành phẩm vải đúng với thông số mẫu hay rập mẫu đã đưa ra. - Đảm bảo cắt đúng số lượng, không cắt sai, tránh tổn thất cho doanh nghiệp. |
Phát hiện và báo cáo với cấp trên các sự cố về chất lượng, số lượng vải. |
- Kiểm tra tất cả thông số kỹ thuật sản phẩm kỹ càng và vận hành máy cắt công nghiệp đúng quy trình. - Phát hiện báo cáo với quản lý các sai sót về chất lượng, số lượng vải sau khi cắt. - Đưa ra phương án xử lý lỗi khi vận hành máy cắt hoặc cắt vải bằng tay, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. |
Cung cấp số lượng sản phẩm hàng tuần, tháng theo yêu cầu của chuyền may |
- Cung cấp số lượng sản phẩm hàng tuần, tháng theo yêu cầu của chuyền may. - Chịu trách nhiệm về việc thử nghiệm thực tế đảm bảo số lượng, chất lượng bán thành phẩm để giao cho công đoạn sản xuất. |
Vệ sinh bảo quản máy móc |
- Hằng ngày, vào đầu và cuối ca, thực hiện lau chùi sạch sẽ máy cắt công nghiệp. - Giữ vệ sinh khu vực may mặc tại mọi thời điểm trong ca làm việc. - Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ cắt may, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, đúng nơi quy định. - Bảo quản an toàn tất cả dụng cụ, máy móc thiết bị cắt may. Nếu phát hiện hư hỏng, hãy báo ngay với cấp trên để kịp thời xử lý. - Đề xuất bảo trì, bảo dưỡng hay mua mới máy móc, thiết bị phục vụ công việc cắt. |
Các công việc khác |
- Kiểm tra hệ thống đèn, quạt, máy điều hòa,... trong khu vực may mặc trước và sau ca làm việc. - Nghiêm túc lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm cắt may của cấp trên và tích lũy kỹ năng cho bản thân. - Linh hoạt, chủ động hỗ trợ cấp trên trong các công việc khác. - Nắm bắt và chấp hành tốt quy định của khu vực cắt may, đặc biệt là phòng cháy chữa cháy, vệ sinh sản phẩm,... - Thực hiện các công việc khác của cấp trên. |
Mức lương thợ cắt mới nhất
Tùy thuộc vào quy mô nhà máy/ xí nghiệp mà mức lương thợ cắt có thể dao động từ 5 - 8 triệu đồng/ tháng. Con số này chưa tính khoảng tăng ca và các khoản phụ cấp khác. Ngoài ra, nếu được ký hợp đồng lao động, thợ cắt có thể hưởng chế độ đãi ngộ khác như BHXH, BHYT, lương tháng 13,...
Yêu cầu công việc của thợ cắt vải
Mặc dù là ngành nghề khá phổ biến nhưng không ít nhà tuyển dụng thợ cắt vải vẫn luôn đắn đo, băn khoăn không biết lựa chọn nhân lực ra sao. Bởi hầu hết người ứng tuyển đều là lao động phổ thông, không có bằng cấp hay qua trường đào tạo nào. Cho nên, thợ cắt vải cần có những kỹ năng như sau để đáp ứng công việc tốt hơn:
- Kỹ năng cắt vải bằng tay hoặc máy: Nếu bạn chưa biết về điều này, hãy tham gia một khóa học tại các cơ sở may chất lượng, uy tín. Sau khoảng 1 tháng, bạn có thể thành thạo kỹ năng này và nhanh chóng xin việc dễ dàng.
- Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và nhanh nhẹn: Đây là những kỹ năng không thể thiếu đối với một người thợ cắt. Bởi mỗi sản phẩm làm ra phải đúng thông số, nếu sai sót sẽ phải bỏ đi thành phẩm và ảnh hưởng đến cả quá trình may. Ngoài ra, thợ cắt phải thường xuyên tăng ca nên đòi hỏi phải kiên trì, nhẫn nại cao mới hoàn thành tốt công việc.
Ứng tuyển thợ cắt ở đâu?
Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng thợ cắt ở các tỉnh thành trong nước ta rất cao. Tại các khu vực nhà văn hóa, khu dân cư, tổ dân phố,... dễ thấy các bảng thông báo tuyển thợ cắt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ứng tuyển thợ cắt tại trang Vieclamnhamay.vn hay kênh Facebook, zalo, website,...
Sau khi đã tìm được công việc phù hợp với nhu cầu bản thân, bạn hãy chuẩn bị hồ sơ, đến địa điểm công ty, doanh nghiệp để phỏng vấn. Trong quá trình này, nhà tuyển dụng có thể kiểm tra về trình độ cắt vải của bạn. Vì thế, hãy chuẩn bị kỹ càng để vượt qua và ứng tuyển thành công.
Tóm lại, bạn đã hiểu “thợ cắt là gì?” rồi phải không? Hy vọng rằng những kiến thức kinh nghiệm trong bài viết này sẽ góp phần giúp bạn vững vàng, tự tin hơn trong quá trình ứng tuyển. Chúc bạn nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với bản thân.
Phương Thảo