Những quy định về thử việc người lao động cần biết
29.08.2017 3511 bientap
Thử việc là quá trình làm việc bắt buộc mà bất cứ người lao động dài hạn nào cũng phải trải qua để đơn vị sử dụng lao động kiểm tra mức độ phù hợp của nhân viên mới. Vậy có những điều gì cần biết về thử việc? Hãy cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu điều này.
Ảnh nguồn Internet
► Hợp đồng thử việc
Hợp đồng thử việc là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của đơn vị sử dụng lao động và người lao động trong thời gian thử việc. Nội dung hợp đồng thử việc gồm những phần sau:
Với riêng người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ thì không cần phải trải qua quá trình thử việc.
► Thời gian thử việc
Thời gian thử việc được xác định dựa trên mức độ phức tạp và tính chất của công việc:
Bạn muốn xem thêm: Những điều cần biết về hợp đồng lao động
► Tiền lương thử việc
Mức tiền lương mà người lao động nhận được trong thời gian thử việc là do sự thỏa thuận của hai bên nhưng không được thấp hơn 85% mức lương của vị trí công việc đó.
Ảnh nguồn Internet
► Kết thúc thử việc
Sau thời gian thử việc, nếu người lao động đạt yêu cầu thì đơn vị sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động chính thức với người lao động.
Trong thời gian thử việc, hai bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không cần phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu.
► Thời gian thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội?
Trong thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc có xác định thời hạn 1 tháng, 2 tháng, người lao động sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cho người lao động 1 khoản tiền tương đương với tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội.
Riêng với trường hợp người lao động thử việc theo hợp đồng lao động dài hạn, trên 3 tháng sẽ được doanh nghiệp đóng BHXH cả trong thời gian thử việc đó.
Xem thêm: Bệnh nghề nghiệp là gì? Những điều cần biết về bệnh nghề nghiệp
Ms.Công nhân